Sau khi bị phế Tiền Hoằng Tông

Tiền Hoằng Thục dời Tiền Hoằng Tông đến tư đệ cũ của Tiền Lưu ở Y Cẩm quân (nay thuộc Hàng Châu) để quản thúc, và gửi viên tướng được tin tưởng là Tiết Ôn đến canh giữ. Ông ta bí mật dặn Tiết Ôn rằng, "Nếu có mệnh lệnh bất thường (tức là lệnh giết Hoằng Tông), thì đó không phải là ý của quả nhân. Ngươi hãy liều chết chống lại."[1]

Trong khi đó, Tiến Tư nhiều lần thuyết phục Hoằng Thục ban chết cho Hoằng Tông, song nhà vua từ chối. Tiến Tư bí mật bàn tính với Tiết Ôn, Ôn không theo. Tiến Tư bèn cử hai kẻ sát thủ đến giải quyết, nhưng Hoằng Tông phát hiện ra và truy hô lên, Tiết Ôn đưa quân đến kịp và giết kẻ thích khách, rồi báo lại với Hoằng Thục. Nhà vua kinh ngạc nói rằng: "Anh của quả nhân còn sống được, là công của ông". Mặc dù vậy, Hoằng Thục vẫn phải e sợ Tiến Tư, ông này ngày càng lo lắng. Không lâu sau đó, Tiến Tư phát khối u ở lưng mà chết, mạng sống của Hoằng Tông hết bị đe dọa.[1]

Năm 951, Tiền Hoằng Thục dời Tiền Hoằng Tông đến Việt châu, xây cho ông một cung điện và hoa viên mong làm vui lòng ông, và trợ cấp cho ông đủ mọi thứ.[16] Không lâu sau khi đến Việt, vợ của Hoằng Tông sinh ra người con trai trưởng, Hoằng Thục yêu quý vị vương tử này, ban cho tên có chữ lót (Duy) giống với các con mình, tức Tiền Duy Trị.[17] (Ông còn có ít nhất hai người con nữa, Tiền KônTiền Dịch.)[18] Vào dịp lễ, Hoằng Tông thường mặc áo đạo sĩ, dẫn các thê thiếp và nhạc công lên núi, đánh trống ầm ĩ. Những người canh giữ báo việc này cho Hoằng Thục, nhà vua đáp rằng, "Vương huynh cảm thấy không yên vì bị mất đi sự kính trọng. Hắn ta nếu không đánh trống thì không thấy vui được." Tiền Hoằng Tông trong những năm cuối đời phải đổi tên thành Tiền Tông do húy kị thân phụ của Tống Thái TổTriệu Hoằng Ân[17]. Ông qua đời 20 năm sau khi bị dời tới Việt châu.[4]